Thứ Sáu, Tháng Tư 12, 2024
HomeSức khỏeY tếPhương pháp sử dụng vắc xin phế cầu để điều trị bệnh...

Phương pháp sử dụng vắc xin phế cầu để điều trị bệnh viêm phổi do phế cầu

Bệnh phế cầu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều loại phế cầu đã trở nên đề kháng với một số kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Điều trị kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng phế cầu thường bao gồm kháng sinh phổ rộng cho đến khi có kết quả thử nghiệm độ nhạy. Kháng sinh phổ rộng chống lại một loạt các vi khuẩn.

Một khi biết được sự nhạy cảm của vi khuẩn thì bác sỹ có thể lựa chọn một loại kháng sinh có tính ức chế mạnh hơn. Với sự thành công của vắc xin phế cầu, chúng ta có thể thấy rằng hiện tại có rất ít tình trạng nhiễm trùng có thể chống lại kháng sinh. Ngoài vắc xin phế cầu ra thì việc sử dụng hợp lý các thuốc kháng sinh cũng có thể làm chậm lại hoặc đảo ngược bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn kháng thuốc.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là tiêm vắc xin phế cầu. Vắc xin này giúp chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu gây ra hầu hết các bệnh nghiêm trọng ở trẻ em và người lớn. Hiện nay rất nhiều cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc xin phế cầu cho trẻ. Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo trẻ được chăm sóc tốt nhất. Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm chủng, đảm bảo chất lượng của vắc xin cũng như an toàn khi tiêm chủng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân chính của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ, gây sốt cao, ho nhiều đờm, có thể lẫn máu, đau ngực, đôi khi có tràn dịch màng phổi. Để đối phó với loại vi khuẩn này, không gì tốt hơn việc đưa bé đi tiêm phòng đúng độ tuổi. Do đó, vắc xin phế cầu là một loại vắc xin thường được bác sỹ khuyến cáo bó mẹ tiêm cho con.

Trong số các bệnh gây ra bởi vi khuẩn phế cầu, viêm màng não là bệnh khó phát hiện nhất. Các triệu chứng ban đầu của bệnh ở trẻ nhỏ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như buồn nôn, quấy khóc, bỏ bú, khó thở, da tím tái, co giật,…

Nhiễm trùng huyết do phế cầu xâm nhập vào máu gây sốc nhiễm trùng. Các biểu hiện thường thấy là sốt, ho, nhức đầu và đau nhức cơ. Có khoảng 20% ca nhiễm trùng huyết bị tử vong. Vi khuẩn phế cầu còn gây viêm tai giữa cấp với tần suất mắc bệnh rất cao. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi nên được tiêm vắc xin phế cầu để được phòng bệnh.

==============

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ SÀI GÒN

Địa chỉ: 61/33 Mã Lò, P. Bình Trị Đông A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 028 3762 6879 – 0905 843 781

Email: [email protected]

Website: www.vacxinsaigon.com

Bài viết có thể bạn quan tâm: Khi nào thì bạn nên cho trẻ tiêm vắc xin phế cầu?

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments